Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Quan tòa 2.000 năm trước ở xứ người



Có nhiều cách lý giải sự siêu cường của dân tộc Do Thái, từ đơn giản như ăn uống đến phức tạp như tư duy, từ duy lý như dạy con đến tâm linh như tín ngưỡng. Thế nhưng, có một chi tiết khá thú vị nhặt được từ kinh thánh mà các sách best-seller ít thấy nhắc tới. Đó là gần 2.000 trước, dân tộc này đã có một hệ thống tư pháp cực kì minh bạch với những nhà lãnh đạo từ cấp cao nhất là nhà vua đến cấp thừa hành tương đương quan huyện xứ Vịt.
Khi Phaolo không ngại nguy hiểm rao giảng đạo Kitô tại Jerusalem, đúng như dự đoán của ông và các bạn hữu, ông bị bắt. Thế nhưng khi bị nhà cầm quyền tra tấn, ông chỉ nói: Có quyền đánh công dân khi chưa xét xử không? đã khiến Felix là quan chức phụ trách vụ án chùng tay. Vị quan chức tiếp theo xử án Phaolo, muốn gán tội ông bằng cách mở phiên tòa xét xử ngay tại Gierusalem là nơi số đông bài xích ông, bị Phaolo không đồng ý và kháng cáo lên hoàng đế, cũng đã hết sức tôn trọng ý kiến này và để đích thân hoàng đế xét xử Phaolo.
Không nói Phaolo có tội hay không với việc truyền bá một thứ tôn giáo đạp đổ thói quen hình thành từ hàng ngàn năm trước đã tạo nên nhà cầm quyền hiện hành. Thế nhưng, trước mối nguy "mở mắt" dân chúng có tên Phaolo, hệ thống tư pháp nước này đã ứng xử cực kì chuyên nghiệp: không tra tấn ép cung, không dùng tòa có xu hướng thiên vị, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của can phạm và, cho phúc thẩm đến cấp tối cao trong những cuộc tranh luận tay đôi đầy học thuật.
Hai ngàn năm sau, ở một vùng đất cách Israel nhiều ngàn cây số, dân xứ ấy chuyền tay nhau quyển sách Bí mật giàu có của người Do Thái với mong muốn đổi đời. Có kẻ hỏi bao giờ các bác tính được như dân ấy? Một gã dở hơi nghiện rượu ngoác mồm nói đại: chí ít cũng phải 2.000 năm cho những ông quan tòa học xong cách xử án.
Kẻ đặt câu hỏi nghe đồn đau buồn uất ức quá bèn lấy sách lót đít ngồi rồi tung lên truyền hình cho thiên hạ ném đá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét